NHỮNG LOẠI MÀU SẮC THƯỜNG DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ SỨ NHẬT
Những loại màu sắc thường dùng để trang trí sứ Nhật
Vẻ đẹp đỉnh cao của đồ sứ Nhật Bản được cô đọng trong câu nhận định: Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ họa. Bên cạnh các yếu tố về nguyên liệu đặc biệt, tạo hình đặc sắc, phương pháp nung,… công đoạn lựa chọn và sử dụng màu sắc trang trí sứ cũng được các nghệ nhân đặc biệt coi trọng.
Những loại màu sắc thường dùng để trang trí gốm sứ 1
Vẻ đẹp đỉnh cao của sứ Nhật Bản được cô đọng trong câu nhận định: Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ họa và đề cao vai trò của màu sắc trên sứ.
Các loại màu sắc sử dụng trong đồ sứ rất đa dạng, cơ bản được khai thác từ các hợp chất Oxit, lấy từ tài nguyên tự nhiên. Trong khi Châu Âu thường sử dụng màu tinh chế thì đồ sứ Châu Á dùng màu từ quặng thiên nhiên. Mỗi loại màu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế nó được sử dụng linh hoạt để bổ trợ cho nhau, tùy vào mục đích sử dụng. Màu tinh chế có độ ổn định rất ấn tượng với lửa, nhưng không đa dạng và khó biến hóa. Màu thiên nhiên có sắc thái, độ đậm nhạt phong phú nhưng dễ bị tác động bởi nhiệt độ cao.
Màu trên men và màu dưới men
Trong nghệ thuật chế tác ngành sứ, có hai loại màu chủ yếu là màu trên men và màu dưới men. Khi nghệ nhân tiến hành vẽ màu trang trí lên sản phẩm, sau đó mới phủ lên lớp men – đó là kỹ thuật màu dưới men. Sau khi trải qua quá trình nung, màu vẽ sẽ hiển hiện qua lớp men mỏng nhưng sáng bóng và trong suốt, tạo nên chiều sâu cho màu sắc, hiệu ứng tự nhiên về hoa văn chìm cho mắt nhìn. Dòng sứ cao cấp Okura Art by Noritake sử dụng kỹ thuật tinh tế và phức tạp này.
Những loại màu sắc thường dùng để trang trí gốm sứ 2
Sau khi trải qua quá trình nung, màu vẽ sẽ hiển hiện qua lớp men mỏng nhưng sáng bóng và trong suốt
Màu trên men không có chiều sâu hoa văn, họa tiết như màu dưới men. Sứ sẽ được tráng men với nhiệt độ cao, sau đó thực hiện vẽ màu và được nung lần 2 với nhiệt độ nung thấp hơn để màu bám chặt lên bề mặt. Hoa văn tươi, sắc nét do không phải qua lửa quá nhiều nhưng không có giá trị sưu tầm bởi độ bền màu khá kém.
Kỹ thuật Gosu - vẽ tay trước tráng men của Okura Art
“Gosu” – kỹ thuật vẽ tay trước khi tráng men – là quy trình tỉ mỉ tạo màu cho lớp nền bằng kỹ năng vẽ tuyệt hảo của người nghệ nhân. Okura Art by Noritake sử dụng bột màu chủ yếu là coban, được tạo màu dưới lớp men và có độ bền rất ấn tượng. Đây là phương pháp trang trí truyền thống nhất, màu sắc như được đọng lại trên sản phẩm, mang lại cảm giác trầm lắng, hình thành chiều sâu.
Những loại màu sắc thường dùng để trang trí gốm sứ 3
“Gosu” – kỹ thuật vẽ tay trước khi tráng men – là quy trình tỉ mỉ tạo màu cho lớp nền bằng kỹ năng vẽ tuyệt hảo của người nghệ nhân
Kỹ thuật vẽ tay trước khi tráng men của các sản phẩm Okura Art là một trong các biểu tượng cho vẻ đẹp tĩnh lặng của đồ sứ Nhật Bản. Kiểu vẽ dưới men đảm bảo cho chất lượng, giá trị của sản phẩm là tối ưu. Thông thường, những người am hiểu về gốm sứ mới có thể nhìn ra được giá trị nằm trong đó.
Okura Art by Noritake sử dụng bột màu chủ yếu là coban với phương pháp trang trí truyền thống nhất, màu sắc như được đọng lại trên sản phẩm, mang lại cảm giác trầm lắng, có chiều sâu.
Những loại màu sắc thường dùng để trang trí gốm sứ 4
Để tạo hình nét vẽ sắc nét, có giá trị nghệ thuật cao và truyền tải thông điệp ý nghĩa, nghệ nhân Noritake luôn đặt cẩn trọng và tâm huyết trong từng đường cọ. Mỗi sản phẩm đồ sứ cần phải là một tác phẩm nghệ thuật của người yêu sứ.